1. Phẫu thuật chỉnh hàm và các ưu điểm

Khi nhắc tới tật hô, móm người ta thường nghĩ ngay đến niềng răng. Tuy vậy, phương pháp chỉnh nha này chỉ thực sự có hiệu quả đối với nguyên nhân hô móm do hướng răng lệch hoặc do răng mọc lộn xộn.

Nếu nguyên nhân hô móm là do cấu trúc xương hàm bị đẩy ra ngoài hoặc vào trong trong khi răng mọc vẫn mọc thẳng đứng thì phẫu thuật chỉnh hàm mới là phương pháp tối ưu nhất. Khoảng 70% trường hợp như vậy có nguyên nhân là di truyền nên việc phòng tránh trước là khá hạn chế.

Ngoài ra, phẫu thuật hàm có thể khắc phục các dị tật trên hàm răng như vẩu, răng mọc lộn xộn, răng khểnh, cười hở lợi…

So với phương pháp niềng răng vốn cần nhiều thời gian và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, phẫu thuật chỉnh hàm hiệu quả hơn với chỉ một lần phẫu thuật để giải quyết vấn đề.

2. Quy trình phẫu thuật chỉnh hàm

Mục tiêu của phẫu thuật chỉnh hàm là thay đổi cấu trúc xương hàm và điều chỉnh khớp cắn khít lại. Vì vậy đây không phải là một thủ thuật đơn giản mà là một cuộc đại phẫu đòi hỏi bác sĩ phải vững vàng về chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Đặc biệt khi vùng răng hàm mặt là vùng tập trung nhiều dây thần kinh và ảnh hưởng trực tiếp đến khuôn mặt bệnh nhân.

Cuộc phẫu thuật sẽ cần 3 – 4 giờ (có thể cần gây mê) cùng một buổi thăm khám và chẩn đoán toàn diện trước đó. Bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành kiểm tra chức năng gan, thận, phổi và một số xét nghiệm sinh hóa khác để đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật. Tiếp theo, bác sĩ sẽ lấy mẫu răng và chụp CT để nghiên cứu độ nhô của răng và hàm, chọn đường cắt tránh những điểm mốc giải phẫu quan trọng và tính tỉ lệ lùi hàm nhằm bảo đảm an toàn trong phẫu thuật và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối đa. Trong bước này, DIOS sẽ ứng dụng công nghệ thiết kế nụ cười Smile Design giúp bác sĩ tạo hình hàm phù hợp nhất: hài hòa cấu trúc xương mặt (gò má, cành hàm, góc hàm).

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần khoảng 3 tuần để hồi phục hoàn toàn các chức năng của hàm răng.

2.1 Chẩn đoán và phác đồ điều trị:

Tùy vào hàm răng hô một hai hai hàm, nguyên nhân hô do răng hay do hàm mà bệnh nhân có thể được chỉ định một trong các hướng sau:

– Hô/móm cả hai hàm do xương: cần phẫu thuật cả xương hàm trên và xương hàm dưới.

– Hô/ móm hàm một hàm trên hoặc dưới: chỉ cần phẫu thuật xương hàm trên hoặc hàm dưới.

– Một hàm hô/ móm do hàm và hàm còn lại dị tật do răng: phẫu thuật chỉnh hàm hô/ móm do hàm và áp dụng chỉnh nha (niềng răng) cho hàm hô/ móm do răng.

– Nếu độ lệch của xương hàm quá nặng hoặc xương hàm phát triển quá lớn, bệnh nhân cần được phẫu thuật cả hai hàm. Độ khó của ca này cao hơn các ca thông thường và thường mất nhiều thời gian phẫu thuật hơn.

2.2 Phẫu thuật:

– Quy trình cắt xương hàm chỉnh hô:

Trừ khi có chỉ định đặc biệt, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân trước khi phẫu thuật.

Thông thường trong phẫu thuật hàm bác sĩ cần cắt rời khung xương từ trái sang phải hoặc từ răng số 5 bên trái sang răng số 5 bên phải (có thể nhổ răng số 4 hoặc răng số 5) để tịnh tiến khung răng cho đúng vị trí hợp lý, sau đó cố định tại vị trí mới.

Tùy theo mức độ hô, bác sĩ có thể chọn phương pháp cắt toàn phần hoặc bán phần:

– Cắt toàn phần: Cắt rời toàn cung răng qua xoang hàm trên để tịnh tiến khung răng đến vị trí cần.

– Cắt bán phần: Chỉ cắt khung răng đến vùng răng tiền cối. Phương pháp cắt bán phần có nhiều ưu điểm hơn như: độ cố định của xương tốt hơn, thời gian phẫu thuật ngắn hơn, thời gian lành thương ngắn hơn.

2.3 Hồi phục sau phẫu thuật:

Nếu được chăm sóc đúng cách, hàm răng sau phẫu thuật hàm sẽ không gây đau đớn và bất tiện cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau trong 1 tuần. Việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật là điều khá quan trọng. Khi đánh răng nên chải thật nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và súc miệng bằng nước sôi để nguội nhiều lần trong ngày.

Trong tuần đầu sau phẫu thuật bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm như cháo hoặc súp và hạn chế những va chạm vào hàm. Sau 1 tuần đã có thể ăn uống bình thường nhưng nên loại trừ các loại thức ăn cứng.

Sau khi phẫu thuật trong từ 1 – 2 tuần đầu tình trạng sưng vẫn còn; từ 3 tuần trở đi bệnh nhân sẽ được trải nghiệm khuôn mặt đẹp tự nhiên với nụ cười tự tin không hô và hở lợi nữa.

3. Các yếu tố đảm bảo thành công cho ca phẫu thuật hàm:

Thành công của ca phẫu thuật là giúp bệnh nhân sử dụng các chức năng của hàm răng bình thường, ngăn chặn các bệnh lý nha khoa và cải thiện vẻ đẹp khuôn mặt một cách tự nhiên, hài hòa.

3.1 Ưu tiên khớp cắn khít

Kết quả đầu tiên của ca phẫu thuật phải là tái tạo được khớp cắn hoàn hảo. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc không xử lý hết hô, móm hoàn toàn (còn khoảng 10-15%) để khớp cắn đảm bảo. Lý do là nếu ưu tiên xử lý hô, móm triệt để mà khớp cắn không khít sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng ăn nhai và gây các bệnh lý nghiêm trọng về sau.

3.2 Bảo toàn tủy răng

Sau phẫu thuật hàm, tình trạng tê buốt một hoặc cả hàm là bình thường và sẽ hồi phục sau từ 3-6 tháng, nhưng nếu kéo dài quá lâu thì cần phải xem lại quá trình phẫu thuật hàm có ảnh hưởng tới tủy răng hay không và xử lý sớm nhất để không mất răng.

3.3 Xử lý xương chết

Trong quá trình phẫu thuật, bột xương và mảnh xương vỡ còn sót lại có thể gây viêm nhiễm tạo thành ổ tụ dịch nhiễm trùng. Bác sĩ cần xử lý những vụn xương dư thừa một cách cẩn thận với máy móc chuyên dụng nhằm tránh những biến chứng không đáng có.

Một khi đã có quyết định thay đổi hàm răng của mình để loại bỏ những bất tiện và nguy cơ do dị tật hàm, bạn nên tìm đến một đơn vị uy tín để gửi gắm sức khỏe và vẻ đẹp của mình.